Tại sao nam giới trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh suy thận? Hiện nay, nam giới mắc bệnh thận ngày càng nhiều, trong đó bệnh nhân bị hỏng thận đang trẻ hóa. Tình trạng suy thận diễn biến âm thầm, không ít người thấy mệt mỏi đi khám mới biết bị suy thận.
Trên cơ thể người thận là hai cơ quan nằm sau lưng, hai bên cột sống, ngay phía trên eo. Thận đảm nhận một số chức năng để duy trì sự sống. Thận lọc máu bằng cách loại bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu, giúp điều chỉnh huyết áp.
Suy thận là gì?
Phân loại bệnh suy thận
Bệnh suy thận có hai dạng: bệnh suy thận cấp tính và suy thận mãn tính
- Suy thận cấp tính: Đây là tình trạng thận bị suy giảm chức năng một cách đột ngột. Hạn chế việc đào thải các chất thải ra khỏi cơ thể, không thể cân bằng được nước và điện giải. Suy thận cấp tính có thể diễn ra một cách nhanh chóng, chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày.
- Suy thận mãn tính: Nếu trong trường hợp bệnh suy thận cấp tính không được điều trị. Hoặc điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến suy thận mãn tính. Lúc này, thận đã mất dần chức năng đào thải chất độc. Và tùy vào người bệnh đang ở mức độ nguy hiểm như thế nào. Vì khi bệnh suy thận đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì thường các chất thải, chất cặn bã tích tụ trong máu. Hậu quả sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.
Tại sao nam giới trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh suy thận?
Thái độ chủ quan của chính người bệnh
Bệnh nhân có tiền sử bị đái tháo đường, tăng huyết áp, gout, béo phì…
Tự ý sử dụng thuốc điều trị
Chỉ khi có những biến chứng nặng, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy thận cấp, không đi tiểu được (vô niệu), người phù, chân tay to, đau đầu chóng mặt… Dù được cấp cứu, lọc máu tích cực nhưng bệnh không cải thiện, dẫn đến suy thận mạn.
Đậy là một thức tế báo động, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, do khi phát hiện bệnh, thay vì đến cơ sở y tế, đã hỏi “bác sĩ Google” và uống thuốc theo “đơn mạng” khiến chẳng những bệnh không khỏi, mà còn bị nhiễm độc thuốc dẫn đến suy thận.
Thói quen sinh hoạt xấu
Cách điều trị suy thận hiệu quả hiện nay
Phương pháp thẩm phân phúc mạc
Đây là phương pháp lọc máu thông qua khoang màng bụng bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc. Thông qua một ống mềm đưa hỗn hợp khoáng chất và đường đã được hòa tan trong nước và bụng người bệnh. Chất thải và nước dư thừa sẽ được dẫn từ bụng qua ống mềm này. Tiếp đó, khoang bụng được làm đầy lần nữa với dung dịch thẩm phân. Và cứ thế lặp đi lặp lại cho đến khi kết thúc chu kỳ. Quá trình làm ống và bơm lại khoang bụng bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc này thường kéo dài từ 30-40 phút và có thể tiến hành tại nhà.
Với phương pháp này người bệnh không còn phải phụ thuộc vào máy lọc thận nhân tạo. Nhiều bệnh nhân trẻ tuổi áp dụng phương pháp này vẫn có thể đi làm bình thường được. Tuy nhiên, kỹ thuật thẩm phân phúc mạc phải tiến hành trong môi trường đảm bảo vô khuẩn cao. Tức là bệnh nhân phải đảm bảo được yếu tố vệ sinh tốt. Ngoài ra, phương pháp này còn chống chỉ định đối với bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng. Những người bị rối loạn đông máu nặng, bệnh nhân có thai hoặc bị béo phì…
Phương pháp chạy thận nhân tạo
Khi sử dụng phương pháp này, người bệnh sẽ được lọc máu bằng máy thẩm tách. Công dụng của phương pháp này là kiểm soát huyết áp, giữ cân bằng lượng kali, natri, bicarbonate và canxi. Khi sử dụng máu thẩm tách, máu sẽ đi từ cơ thể thông qua các ống và tới máy để lọc nước và chất thải dư thừa. Từ đó, thông qua một tập hợp các ống, máu sẽ được lọc sạch và trở lại cơ thể. Quá trình này được kết hợp với một máy theo dõi lưu lượng máu và chất thải để đảm bảo kết quả lọc. Với người bị suy thận mãn tính thì thường phải chạy thận 3 lần/tuần. Thời gian mỗi lần chạy thận từ 3-4 tiếng và việc lọc thận là suốt đời.
Bệnh nhân muốn được chạy thận nhân tạo, trước lần điều trị đầu tiên vài tháng, bác sĩ sẽ phải tạo một đường vào mạch máu của bệnh nhân. Khi chạy thận nhân tạo bệnh nhân sẽ không thể tránh được bị tác dụng phụ. Như bị chuột rút cơ bắp và buồn nôn do huyết áp giảm đột ngột. Vì thế mà bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ ngay khi có những triệu chứng này.
Phương pháp ghép thận
Lời khuyên từ các chuyên gia y tế
- Để phòng tránh suy thận, nam giới cần uống đủ nước mỗi ngày. Nên thực hiện chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị thừa cholesterol. Ngoài ra, hạn chế ăn mặn, hạn chế dùng muối – một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp và các bệnh chuyển hóa khác.
- Xây dựng lối sống khoa học, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Do bệnh suy thận mạn thường tiến triển âm thầm, không triệu chứng đến giai đoạn cuối, nên quan trọng là phát hiện bệnh sớm ở các đối tượng nguy cơ cao, đặc biệt là người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và gia đình có người bệnh thận. Những người này cần được làm xét nghiệm tầm soát định kỳ hằng năm và tích cực điều trị sớm tránh bệnh thận tiến triển.
- Muốn phát hiện bệnh thận sớm, cần phải đi xét nghiệm máu định kỳ, khám sức khỏe định kỳ.
- Khi mắc bệnh, trong giai đoạn điều trị bệnh cần tuân thủ tuyệt đối sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Kết luận
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!