Suy thận có thể di truyền sang con không?

 

Suy thận có di truyền không? Là câu hỏi của rất nhiều người đang chung sống với căn bệnh suy thận này, trong số đó có nhiều người với mong muốn có được đứa con cho riêng mình nhưng lại e ngại tình trạng bệnh lây nhiễm sang con. Vậy bệnh suy thận có thể lây nhiễm được hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Suy thận có di truyền được không

Nguyên nhân gây suy thận là gì?

Suy thận là sự suy giảm các chức năng của thận, lúc này thận không thể đảm nhiệm được nhiệm vụ hoặc thậm chí có thể không hoạt động được bình thường. Tình trạng này khiến cho máu trong cơ thể không được sàng lọc, các chất thải độc hại không được thải ra bên ngoài mà tích trữ ở trong cơ thể. Khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, nếu không được cứu chữa kịp thời để bệnh chuyển biến thành suy thận mãn tính thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy thận như: do lạm dụng thuốc, biến chứng của tiểu đường, viêm cầu thận mạn, viêm ống thận cấp, sỏi thận, bị hóa chất nhiễm vào cơ thể…Những tác nhân này khiến cho lượng nephron suy giảm khiến cho thận không đủ chức năng để duy trì hệ thống lọc máu gây ra các bệnh rối loạn về đường điện gải, về tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa và dẫn đến bị suy thận.

Bệnh suy thận có di truyền hay không?

Có nhiều trường hợp cho thấy các bệnh lý về thận có yếu tố di truyền, ví dụ như: bệnh cầu thận huyết chỉ di truyền cho con trai, bệnh đa năng di truyền theo phả hệ 50%…còn bệnh suy thận thì không mang tính di truyền. Chính vì vậy, người bệnh không cần quá lo lắng mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe.

Các cách phòng tránh bệnh suy thận

Việc quan tâm đến bệnh suy thận có di truyền hay không cũng không thừa đối với mọi người, nhưng quan trọng hơn cả mỗi người nên tự trang bị cho mình kiến thức về cách phòng tránh bệnh suy thận để bảo vệ được sức khỏe của chính mình:

  • Tránh tiếp xúc với những chất độc hại
  • Không nên ăn mặn, thịt còn sống và hạn chế uống các loại nước có gas, chứa nhiều photpho, kali, chất béo…
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc các chất kích thích khác.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.
  • Đi khám sức khỏe đúng định kỳ, tiến hành các xét nghiệm cần thiết nhất.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, tăng cường sức bền và sức đề kháng cho cơ thể.

Các phương pháp điều trị bệnh suy thận hiệu quả

Phương pháp điều trị thận bằng thuốc

Ở giai đoạn suy thận cấp độ 1 vẫn còn nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học, xây dựng chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý, có phương pháp điều trị các triệu chứng như: mệt mỏi, buồn nôn, thiếu máu hoặc các nguyên nhân tăng huyết áp, đồng thời hạn chế sử dụng quá nhiều muối và chất đạm trong khẩu phần ăn.

Phương pháp lọc thận và ghép thận

Đến giai đoạn bị suy thận mãn tính, người bệnh phải thường xuyên chạy thận nhân tạo hoặc tiến hành ghép thận, bởi đây chính là biện pháp duy nhất để bệnh nhân duy trì được sự sống. Tuy nhiên, việc cấy ghép thận chỉ diễn ra khi người cho thận tương thích với cơ thể của người bệnh. Sau khi tiến hành cấy ghép, người bệnh vẫn cần uống thuốc mỗi ngày, có chế độ ăn uống phù hợp để cơ thể luôn được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần được kiểm tra định kỳ để chắc chắn rằng quả thận mới tương thích với cơ thể và đảm nhiệm được vai trò của nó.

Kết luận

Nếu còn điều gì băn khoăn, các bạn nhanh chóng nhấc máy liên hệ qua hotline 0968.388.497 hoặc hệ thống tư vấn trực tuyến để được các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám đa khoa Đông Phương tư vấn tận tình, miễn phí.

Chúc các bạn sức khỏe!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
X