Suy thận mãn tính có chữa khỏi được không?

Suy thận mãn tính có chữa khỏi được không là câu hỏi chung của rất nhiều người đã và đang mắc phải căn bệnh này. Vì tình trạng bệnh diễn ra quá lâu, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Nên hầu hết ai cũng mong muốn có một liệu pháp để điều trị dứt điểm được tình trạng này.

Triệu chứng của suy thận mãn tính

Bệnh suy thận mãn tính là hiện tượng suy giảm chức năng cầu thận, ống thận chậm dần theo thời gian. Hầu hết các triệu chứng của bệnh này thường không rõ ràng nên người bệnh rất khó để phát hiện. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu thường xuyên. Tình trạng phù nề rất khó nhận biết.

Đến giai đoạn suy thận mãn tính, các triệu chứng của bệnh rất rõ ràng, phù nề rõ rệt, huyết áp cao, thiếu máu. Nếu tiến hành xét nghiệm có thể thấy lượng đường, hồng cầu, protein và bạch cầu trong nước tiểu cao, người bệnh có thể đi tiểu ra máu.

Suy thận được chia thành 5 cấp độ. Nếu người bệnh không có biện pháp điều trị tích cực kịp thời, thì thời gian chuyển cấp độ rất nhanh chóng. Hầu hết đến giai đoạn cuối này, người bệnh thường phải chạy thận nhân tạo bởi thân không còn khả năng thực hiện vai trò vốn có của nó nữa.

Nguyên nhân gây suy thận mãn tính là gì?

Một trong những nguyên nhân  phổ biến của bệnh suy thận giai đoạn cuối thường do những yếu tố sau:

  • Viêm bể thận (nhiễm trùng thận).
  • Bệnh thận đa nang (nhiều u nang trong thận).
  • Rối loạn tự miễn như hệ thống lupus đỏ.
  • Xơ cứng động mạch, có thể gây tổn hại đến các mạch máu trong thận.
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu và trào ngược, do nhiễm trùng thường xuyên hoặc có bất thường gì đó về mặt giải phẫu xảy ra khi sinh con.
  • Sử dụng quá nhiều thuốc được chuyển hóa qua thận.

Điều trị suy thận mãn tính có khỏi được không?

Hiện nay tỷ lệ người mắc suy thận đang có chiều hướng gia tăng. Bệnh suy thận không có triệu chứng đặc biệt nào ở giai đoạn đầu nên rất khó để nhận biết được. Và phần lớn khi phát hiện được bệnh khi có dấu hiệu rõ ràng thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Với những trường hợp này, thận hầu như đã mất gần hết các chức năng. Người bệnh phải thực hiện điều trị bằng một trong những phương pháp sau đây để duy trì được sức khỏe cũng như sự sống của chính mình.

Phương pháp thẩm phân thúc mạc

Đây là phương pháp lọc máu thông qua khoang màng bụng bằng phương pháp thẩm phân thúc mạc. Thông qua một ống mềm đưa hỗn hợp khoáng chất và đường đã được hòa tan trong nước và bụng người bệnh. Chất thải và nước dư thừa sẽ được dẫn từ bụng qua ống mềm này. Tiếp đó, khoang bụng được làm đầy lần nữa với dung dịch thẩm phân. Và cứ thế lặp đi lặp lại cho đến khi kết thúc chu kỳ. Quá trình làm ống và bơm lại khoang bụng bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc này thường kéo dài từ 30-40 phút và có thể tiến hành tại nhà.

Với phương pháp này người bệnh không còn phải phụ thuộc vào máy lọc thận nhân tạo. Nhiều bệnh nhân trẻ tuổi áp dụng phương pháp này vẫn có thể đi làm bình thường được. Tuy nhiên, kỹ thuật thẩm phân phúc mạc phải tiến hành trong môi trường đảm bảo vô khuẩn cao. Tức là bệnh nhân phải đảm bảo được yếu tố vệ sinh tốt. Ngoài ra, phương pháp này còn chống chỉ định đối với bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng. Những người bị rối loạn đông máu nặng, bệnh nhân có thai hoặc bị béo phì…

Phương pháp chạy thận nhân tạo

Khi sử dụng phương pháp này, người bệnh sẽ được lọc máu bằng máy thẩm tách. Công dụng của phương pháp này là kiểm soát huyết áp, giữ cân bằng lượng kali, natri, bicarbonate và canxi. Khi sử dụng máu thẩm tách, máu sẽ đi từ cơ thể thông qua các ống và tới máy để lọc nước và chất thải dư thừa. Từ đó, thông qua một tập hợp các ống, máu sẽ được lọc sạch và trở lại cơ thể. Quá trình này được kết hợp với một máy theo dõi lưu lượng máu và chất thải để đảm bảo kết quả lọc. Với người bị suy thận mãn tính thì thường phải chạy thận 3 lần/tuần. Thời gian mỗi lần chạy thận từ 3-4 tiếng và việc lọc thận là suốt đời.

benh-nhan-chay-than-nhan-tao

Bệnh nhân muốn được chạy thận nhân tạo, trước lần điều trị đầu tiên vài tháng, bác sĩ sẽ phải tạo một đường vào mạch máu của bệnh nhân. Khi chạy thận nhân tạo bệnh nhân sẽ không thể tránh được bị tác dụng phụ. Như bị chuột rút cơ bắp và buồn nôn do huyết áp giảm đột ngột. Vì thế mà bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ ngay khi có những triệu chứng này.

Phương pháp ghép thận

Ghép thận chính là một trong những phương pháp điều trị giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, việc cấy ghép thận chỉ diễn ra khi người cho thận tương thích. Sau khi tiến hành cấy ghép, người bệnh vẫn cần uống thuốc mỗi ngày. Cần duy trì chế độ ăn uống phù hợp để cơ thể luôn được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần được kiểm tra định kỳ. Đây là việc cân thiết để chắc chắn rằng quả thận mới tương thích với cơ thể và đảm nhiệm được vai trò của nó.

Lời khuyên từ các chuyên gia y tế

Mong rằng với những chia sẻ trên đây có thể giúp mọi người có hiểu biết hơn về bệnh suy thận mãn tính. Để đảm bảo được sức khỏe của mình nên tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ.

Kết luận

Nếu còn điều gì thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ qua hotline 0968.388.497 hoặc hệ thống tư vấn trực tuyến để được các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám đa khoa Đông Phương tư vấn tận tình, miễn phí.

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
X