Suy thận giai đoạn cuối nên ăn kiêng những gì?

Hầu hết bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối đều có sức khỏe không được tốt, mọi nguồn dinh dưỡng chuyển vào cơ thể rất khó để hấp thụ được tối đa. Vậy suy thận giai đoạn cuối nên ăn gì và kiêng những gì để đảm bảo cho sức khỏe.

Suy thận giai đoạn cuối là gì?

Thận là cơ quan chịu trách nhiệm lọc và đào thải độc tố cũng như lượng dịch dư thừa từ máu ra ngoài cơ thể. Một người được chẩn đoán mắc bệnh thận nặng nếu chức năng thận của họ có dấu hiệu suy giảm dần theo thời gian. Khi bệnh tiến đến giai đoạn cuối, thận sẽ không còn đủ khả năng hoạt động để đáp ứng nhu cầu lọc thải mỗi ngày của cơ thể.

Theo các bác sĩ, bệnh thận giai đoạn cuối diễn ra khi suy giảm quá 90%. Điều này đồng nghĩa với việc thận dường như ngưng hoạt động.

Người mắc bệnh thận giai đoạn cuối biểu hiện ra sao?

Một số dấu hiệu bệnh thận giai đoạn cuối thường thấy có thể là:
  • Lượng nước tiểu giảm đáng kể hay thậm chí bạn không thể đi tiểu.
  • Mệt mỏi và cảm thấy khó chịu.
  • Đau đầu
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Mất khẩu vị, chán ăn
  • Buồn nôn và nôn
  • Da có xu hướng trở nên khô và ngứa.
  • Màu da dường như thay đổi
  • Cảm thấy đau xương
  • Khó tập trung và có xu hướng lú lẫn.

Ngoài ra, người bệnh cũng có khả năng gặp những triệu chứng ít phổ biến hơn như:

  • Dễ bầm tím
  • Thường xuyên chảy máu cam hoặc nấc cụt.
  • Cảm thấy tê hoặc sưng phù ở tay và chân.
  • Hôi miệng
  • Khát nước liên tục
  • Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ không đều.
  • Một số vấn đề sức khỏe liên quan đến giấc ngủ phát sinh, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ hay hội chứng chân không yên.
  • Không có nhu cầu quan hệ tình dục hay thậm chí là bất lực.

Bị suy thận giai đoạn cuối không nên ăn gì?

Thực phẩm chứa nhiều protein

Bệnh nhân khi bị suy thận giai đoạn cuối thường xuyên phải thực hiện phương pháp lọc máu. Chính vì vậy các thực phẩm chứa nhiều lượng protein như: thịt gà, thịt lợn nạc, cá, tôm, trứng… Khi hấp thụ vào trong cơ thể sẽ khiến cho bệnh trở nên nặng hơn và kèm theo những triệu chứng như nôn mửa, đau đầu, tiêu chảy hoặc chảy máu dạ dày…

Thực phẩm chứa nhiều phốt pho

Trong một số loại thực phẩm chứa nhiều phốt pho, ví dụ: ngũ cốc, rượu bia, nước ngọt có gas và các loại sữa. Đây là một trong những loại thực phẩm mà người bị suy thận mãn tính, suy thận giai đoạn cuối không nên ăn. Bởi khi phốt pho đi vào trong cơ thể, thận của người bệnh càng phải hoạt động nhiều hơn, liên tục để loại khỏi chất này ra khỏi cơ thể. Hơn thế, nếu cơ thể chứa quá nhiều phốt pho sẽ khiến mất đi một lượng canxi đáng kể. Chính vì thế có một số bệnh nhân bị suy thận thường kèm theo bị loãng xương.

Những thực phẩm chứa nhiều muối

Khi bị bệnh suy thận dù ở bất cứ giai đoạn nào thì thận cũng ít nhiều cũng đã bị tổn thương và suy giảm đáng kể theo từng mức độ của bệnh. Trong trường hợp người bị bệnh thận sử dụng nhiều muối trong khẩu phần ăn. Hậu quả sẽ khiến cho tay, chân, mặt bị sưng phù và huyết áp tăng cao. Không chỉ vậy, nếu tích tụ lượng natri quá nhiều còn gây ra tình trạng nôn mửa, đau đầu… Cơ thể mất nước và thậm chí là có thể gây tử vong.

Thực phẩm có chứa kali

Người bị bệnh suy thận nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có chứa kali thì nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng là rất cao. Bởi chức năng loại bỏ các chất cặn bã và kali ra khỏi cơ thể dường như là không thể. Chính vì vậy, những thực phẩm có chứa nhiều kali như: chuốc, đu đủ, thực phẩm đóng hộp… Đây là những thực phẩm người bị suy thận giai đoạn cuối nên tránh xa.

Điều chỉnh lượng nước uống hàng ngày

Bệnh nhân bị suy thận mãn tính phải thật chú ý đến việc bổ sung lượng nước vào trong cơ thể mỗi ngày. Bởi khi bị suy thận, thận sẽ rất khó khăn trong việc lọc và đào thải nước tiểu ra bên ngoài nên lượng nước tiểu cũng sẽ ít đi. Chính vì vậy, cứ 3-4 ngày người bệnh phải thực hiện phương pháp chạy thận nhân tạo để loại bỏ chất cặn bã ra bên ngoài. Nếu không cơ thể sẽ luôn ở trong trạng thái mệt mỏi.

Phương pháp điều trị suy thận giai đoạn cuối hiệu quả

Phương pháp chạy thận nhân tạo

phuong-phap-chay-than-nhan-tao

Khi sử dụng phương pháp này, người bệnh sẽ được lọc máu bằng máy thẩm tách. Công dụng của phương pháp này là kiểm soát huyết áp, giữ cân bằng lượng kali, natri, bicarbonate và canxi. Khi sử dụng máu thẩm tách, máu sẽ đi từ cơ thể thông qua các ống và tới máy để lọc nước và chất thải dư thừa. Từ đó, thông qua một tập hợp các ống, máu sẽ được lọc sạch và trở lại cơ thể. Quá trình này được kết hợp với một máy theo dõi lưu lượng máu và chất thải để đảm bảo kết quả lọc. Với người bị suy thận mãn tính thì thường phải chạy thận 3 lần/tuần. Thời gian mỗi lần chạy thận từ 3-4 tiếng và việc lọc thận là suốt đời.

Bệnh nhân muốn được chạy thận nhân tạo, trước lần điều trị đầu tiên vài tháng, bác sĩ sẽ phải tạo một đường vào mạch máu của bệnh nhân. Khi chạy thận nhân tạo bệnh nhân sẽ không thể tránh được bị tác dụng phụ. Cụ thể như bị chuột rút cơ bắp và buồn nôn do huyết áp giảm đột ngột. Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ khi cơ thể có những biểu hiện lạ. 

Phương pháp ghép thận

Ghép thận chính là một trong những phương pháp điều trị giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, việc cấy ghép thận chỉ diễn ra khi người cho thận có chỉ số tương thích với cơ thể của người bệnh. Sau khi tiến hành cấy ghép, người bệnh vẫn cần uống thuốc mỗi ngày. Đặc biệt cần có chế độ ăn uống phù hợp để cơ thể luôn được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần được kiểm tra định kỳ. Việc kiểm tra để chắc chắn rằng quả thận mới tương thích với cơ thể và đảm nhiệm được vai trò của nó.

Để biết thêm thông tin chi tiết, các bạn nhanh chóng liên hệ qua hotline 0968.388.497 hoặc hệ thống tư vấn trực tuyến để được các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám đa khoa Đông Phương tư vấn tận tình, miễn phí.

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!


BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
X