Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý nam khoa thường gặp. Bệnh này chủ yếu gặp ở tuổi trưởng thành, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ sinh sản. Trong bài viết này, phòng khám đa khoa Đông Phương sẽ giải thích cho bạn về bệnh lý này.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Thừng tinh là gì?
Thừng tinh là bộ phận nối từ tinh hoàn tới ổ bụng. Cấu tạo của thừng tinh gồm có mạch máu, mạch bạch huyết, một số dây thần kinh và ống dẫn tinh. Nhiệm vụ chính của thừng tinh là đảm bảo quá trình trao đổi chất của tinh hoàn, nhờ vậy hóc môn sinh dục nam và tinh trùng được sản xuất với đều đặn.
Bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn của các đám rối các tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh, nằm phía trên tinh hoàn. Hiện tượng này thường xuất hiện ở tinh hoàn bên trái, chiếm tỉ lệ 90%. Khoảng 10% còn lại là các trường hợp mắc cả hai bên. Chỉ có khoảng 1% trẻ em nam < 10 tuổi mắc chứng này. Đây là một trong các lý do gây ra tình trạng vô sinh nam.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân trực tiếp vẫn đang được nghiên cứu, do đó Giãn tĩnh mạch thừng tinh được xếp vào nhóm bệnh tự phát (idiopathy).
Một số giả thuyết về nguyên nhân như: suy van tĩnh mạch, bất thường vị trí đổ của tĩnh mạch tinh vào tĩnh mạch thận trái hoặc tĩnh mạch chủ bụng. Có thể do các nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng như khối u vùng tiểu khung, sau phúc mạc…
Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường do máu chảy ngược về chỗ thấp (thay vì chảy về tim), giống như tình trạng giãn tĩnh mạch ở chi dưới. Cơ chế bệnh sinh của giãn tĩnh mạch thừng tinh là do sự suy yếu hệ thống van tĩnh mạch, dẫn đến trào ngược máu từ hệ thống tĩnh mạch chủ vào hệ thống tĩnh mạch tinh, làm giãn thành búi các đám rối tĩnh mạch tinh ở vùng bẹn và bìu.
Đám rối tĩnh mạch tinh giãn, gây ứ trệ máu làm tăng nhiệt độ ở tinh hoàn dẫn đến sự hủy hoại tinh trùng.
4 biến chứng nguy hiểm của giãn tĩnh mạch thừng tinh
Làm teo tinh hoàn
Một trong những tác hại của bệnh lý này chính là làm teo tinh hoàn. Bình thường, mỗi tinh hoàn có 1 hệ thống tĩnh mạch xung quanh. Khi tĩnh mạch bị giãn sẽ làm cho sự phát triển về kích thước tinh hoàn của bên đó chậm lại. Khiến nó có kích thước nhỏ hơn so với bên còn lại. Trường hợp này gọi là teo tinh hoàn.
Qua các nghiên cứu của các bác sĩ cũng cho thấy. Tình trạng bệnh càng nặng thì tinh hoàn càng nhỏ đi rõ rệt.
Suy giảm chức năng sinh lý
Giãn tĩnh mạch thừng tinh khiến cho hormone sinh dục bị suy giảm. Điều này kéo dài khiến cho đời sống tình dục của nam giới bị ảnh hưởng, thay đổi rất nhiều.
Nhiệt độ vùng bìu tăng
Vùng bìu luôn giữ ổn định nhiệt độ trong khoảng từ 33-34 độ C. Điều này nhờ máu mang oxy từ động mạch sau khi vào nuôi dưỡng tinh hoàn. Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh lại khiến nhiệt độ vùng bìu tăng lên từ 2-3 độ C. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục cũng như chức năng sinh lý của nam giới.
Vô sinh
Ngoài việc ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của vùng kín. 15% nam giới sau khi bị mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh phải đối diện với nguy cơ vô sinh rất cao. Đây là tác hại của giãn tĩnh mạch thừng tinh rất lớn. Điều này xảy ra do sự tác động của bệnh tới số lượng, chất lượng tinh trùng. Hay do các yếu tố được nêu ở trên là do là sự hình thành bệnh dẫn tới việc tăng nhiệt độ ở vùng bìu, vùng tinh hoàn và teo tinh hoàn từ đó ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng.
Phương pháp điều trị hiệu quả
Theo dõi
Không phải bệnh nhân nào bị giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng cần phẫu thuật. Nếu bạn không đau hoặc bạn không có trở ngại nào trong vấn đề sinh sản, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên theo dõi tiếp trong một thời gian.
Nếu tĩnh mạch không dãn lớn và không làm bạn khó chịu, bạn có thể không cần phải điều trị gì thêm.
Phẫu thuật
Nếu bệnh nhân bị đau vùng bìu, hoặc nếu tĩnh mạch bị giãn ngoằn ngoèo mất thẩm mỹ; hoặc nếu vợ chồng đang gặp trở ngại trong vấn đề sinh sản, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân phẫu thuật hoặc làm những thủ thuật khác để điều trị.
Bác sĩ sẽ thắt tĩnh mạch thừng tinh giãn ở phía trên hoặc xung quanh tinh hoàn.
- Đây là phẫu thuật có thể về ngay trong ngày. Thời gian tiến hành phẫu thuật chưa đến 1 giờ.
- Trong khi mổ, bác sĩ gây mê sẽ tạo mọi điều kiện để bạn cảm thấy thoải mái và không đau. Bạn có thể ngủ hoặc không ngủ (gây tê tủy sống) nhưng hoàn toàn không đau.
- Một vết rạch da nhỏ ở vùng bụng dưới hoặc trên nếp bẹn dài 2-3 cm, để tiến hành phẫu thuật.
- Sau phẫu thuật 2 – 3 giờ, có thể xuất viện.
Lưu ý sau phẫu thuật
- Có thể trở lại với công việc sau 48 giờ sau mổ.
- Tránh hoạt động gắng sức trong 48 giờ sau phẫu thuật như: khiêng vác vật nặng hoặc quan hệ tình dục.
- Có thể hoạt động bình thường trở lại sau 5-7 ngày, kể cả chơi thể thao
- Có thể tắm 24 giờ sau mổ. (không ngâm xà bông trong bồn tắm trong vòng 5 ngày)
- Đôi khi vết mổ có đau nhẹ hoặc rỉ dịch, sưng bìu ít… Có thể dùng bông, gạc đắp lên vết mổ.
- Sau mổ, bác sĩ sẽ cho thuốc giảm đau. Bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn trong 48 giờ. Sau đó, dùng thuốc chỉ khi cần thiết như đau nhiều…
- Tái khám để kiểm tra tình trạng vết mổ sau 2 tuần.
- Ba tháng sau mổ, thử tinh dịch đồ, đếm số lượng tinh trùng. (Lần thử đầu tiên, số lượng tinh trùng thường chưa cải thiện nhiều, nhưng những lần kiểm đếm sau số lượng sẽ gia tăng)
Hậu quả không mong muốn có thể xảy ra
- Chảy máu.
- Nhiễm trùng.
- Sưng bìu do tụ dịch (tràn dịch khoang màng tinh).
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát.
- Teo tinh hoàn.
Tái khám ngay nếu có triệu chứng sau
- Đau kéo dài, không giảm khi dùng thuốc giảm đau.
- Vết mổ bị bầm tím hoặc thâm đen.
- Chảy máu từ vết mổ.
- Có mùi thối từ vết mổ.
- Bìu sưng to.
- Sốt trên 380C hoặc kèm lạnh run.
Ưu thế chữa bệnh tại phòng khám đa khoa Đông Phương